Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
80308

Vị trí địa lý:

Xã Hiền Kiệt là xã vùng cao biên giới, nằm ở phía tây Thanh Hóa, có hơn 4 km đường biên giới trên địa phận bản Ho, cách trung tâm huyện 43 km. Hiền Kiệt có địa hình phía Đông giáp xã Hiền Chung– Quan Hoá, phía Tây giáp cụm Nặm Ngà, huyện Viêng xay, tỉnh Hủa phăn nước CHDCD Lào, phía Bắc giáp xã Trung Lý – Huyện Mường Lát, phía Nam giáp xã Sơn Thuỷ – Huyện quan Sơn.

 Điều kiện tự nhiên:

- Khái quát đặc điểm địa hình của xã: xã chủ yếu là đồi núi cao, độ cao trung bình

từ 400 đến 600 m địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi núi chia cắt tạo thành nhiều khe suối lớn nhỏ, giao thông liên thôn đi lại khó khăn. Hiền kiệt có suối khiết, suối khiết nọi chảy qua, đây là hai con suối lớn, có khả năng bồi đáp phù sa và cung cấp nước tưới tiêu. Do địa hình đồi núi nên diện tích đất bằng rất ít, chủ yếu là đất dốc từ 150 trở lên.

 - Khí hậu: Xã Hiền kiệt mang đặc trưng của khí hậu vùng núi cao Tây Bắc, chia làm hai mùa gió rệt, mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều vào từ tháng 5,6,7. Mùa đông khô, lạnh, ít mưa, lượng mưa trung bình năm là 1.780 mm, nhiệt đới bình quân năm là 230C, nhiệt độ trung bình thấp nhất chưa dưới 20C, cao nhất chưa quá 410C. Biên độ ngày đêm giao động từ 6 – 120C tùy theo mùa .

*Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của xã;

            a) Trên địa bàn xã có 1 con suối lớn chảy qua đó là suốt Khiết được gọi bằng tiếng thái theo tên Mường (Mường Khiết)

- Suối Mẹ; ý nghĩa tên gọi tiếng thái là côn trùng

- Suối Trà lặt; có một ông đến lập nghiệp đầu tiên,ông tên là Trà lặt

- Suối Co cóc; có một cây cóc gọi là suối cóc

- Suối phung; tên gọi theo một loại quả (mơ)

          - Suối Ho: được gọi theo tên bản

          - Suối cày: Ngày xưa suối mọc nhiều rêu nên được gọi là suối cày.

          - Suối pông:

b) Nguồn gốc của sông, suối và chảy qua địa bản các bản:

Suối Khiết bắt nguồi từ cụm Nặm ngà nước bạn Lào, chảy qua địa bàn các bản, bản Ho, Cháo, Poọng I, Poọng II, Chiềng Hin, Chiềng Căm, tổng chiều dài khoảng 21km.

Suối Ón Bắt nguồn Pù Khoai, nhập vào suối Khiết. Chiều dài khoảng 5 km.

Suối Căm bắt nguồn từ Pù Đen, chảy qua địa phận bản Chiềng Căm khoảng 2km nhập vào suối Khiết.

* Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã

            a) Tên đồi, tên núi; độ cao của núi.

Núi Pha Bơn (Đồi nhiều củ Nâu), Pù Đen (Đèo cao gianh giới Trung Lý - Hiền Chung ), Pù Buốc Trạng ( nơi voi tắm) Pom Lắng Hươn (đồi sau lưng làng), Pù Căm núi cao nhất của bản (nghĩa là căm cặt - Tạo Mường ích kỷ), Pom Na Luông (Đồi sau cánh đồng), Pù Nặm Chăn là núi có độ dốc cao, Pù Hín Đón là khe suối ở đó có nhiều đá cuội trắng.  Các núi đều được đặt núi theo tiếng dân tộc Thái. Các núi này nằm trên địa phận bản Chiềng Căm…

Các đồi, núi tại bản Chiềng Hin: Pu Moon, pù Héo xá (Bãi Tha ma của người dân tộc Xá), Pù khoai (Vùng đồi thả Trâu), Pù hai, Póm Nhụng, Póm có Hịnh (đồi thông đỏ), keo Khoai Non (eo núi trâu hay tập chung), Póm Phan Ngọ, Póm cánh Qoang (thác Nai rơi xuống chết); pha Pí niêng, Phá tấu (đất mùn đẹp màu như cho bếp), Phá Menh mo (nhiều con Mò mò), phá kẹm (nơi hẹp nhất của đồi)…

Các núi thuộc bản Poọng I:  Póm tai giác được gọi theo tiếng thái (đồi chết đói)(sự tích kể lại có người chết đói trên đồi đó) độ cao so với mặt nước biển 800 mét

- Póm hàng To: ngày xưa đồi có nhiều tổ ong, nên người dân thường gọi là Póm hàng To (đồi tổ ong) độ cao so với mặt nước biển 600 mét

- Póm cao:

- Póm đón:

- Pha búi:

Các núi của bản Poọng II:  Tên đồi Póm Múng Mường (Đồi cao nhất để ngắm làng bản), Pù lin lậu (nhà đựng thóc trên nương), độ cao 870m,  được gọi theo tiếng Thái, Póm Buốc Trạng, Póm Hẹo, Póm Khoai Đón, độ cao 800m, được gọi theo tiếng Thái.

Bản San có các tên đồi: đồi Póm Múng Mường, Pù lin lậu, Kéo phỉ tai ( eo Phỉ chết) độ cao 870m,  được gọi theo tiếng Thái.

Tại Bản Cháo có Pom Cháo (gọi theo tên bản), pom Phòng không (thời kỳ kháng chiến bộ đội đặt chốt phòng không tại đây), pom Pa cày (đồi cao nhất).

Tại bản ho có các đồi núi sau: Pom Ho (theo tên bản), Pom xay….

* Hệ thống hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của xã

    a) Tên hang: Hang May mo (Nhiều con mò mò) thuộc Chiềng hin, Hang Pha muối, Hang Thắm cọng thuộc bản Chiềng Căm, - Hang Mó, Hang Lươm, Hang Nua thuộc bản san…

    b) Sự tích  hang, động: Khoong rõ sự tích ra đời.

* Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã

    a) Tên thung lũng; Thung lung bản Ho không rõ ý nghĩ và sự tích.

* Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã:

Trước đây trên địa bàn tất cả các bản thuộc xã có các loại thú như hổ, gấu, hươu, nai, bò tót, trâu rừng, khỉ vượn,  lợn lòi, khỉ và các loại chim quý…, nhưng đến nay đã không còn hoặc bỏ đi nơi khác do săn bắn của con người.

* Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, Lim, rổi, lát, xoan, luồng, sến táu, lông lênh, nứa, vầu, các loại dược liệu như sâm cau, nhớt, mác cá, sa nhân, thiên nhiên kiện…. Hiện nay các loại cây này vẫn sinh trưởng và tồn tại trên địa bàn.